News

Phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng
19/07/2017

Phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Nếu như phòng và trị bệnh giúp cơ thể tránh và loại bỏ các loại bệnh, thì phục hồi chức năng giúp chúng ta tái tạo lại các chức năng vốn có ban đầu. Bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò cũng như đối tượng và các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
7 nguyên tắc sống tốt cho tim mạch
11/07/2017

7 nguyên tắc sống tốt cho tim mạch

Các bệnh về huyết áp, tim mạch ngày nay đã trở thành căn bệnh phổ biến, gây ra nhiều biến chứng nặng nề và là nỗi ám ảnh chung đối với hầu hết tuổi già. Vậy làm sao để giúp người già có một cuộc sống cùng một trái tim khỏe mạnh?
CẤP CỨU BỆNH NHÂN BỊ DỊ VẬT 30CM ĐÂM VÀO HẬU MÔN
31/05/2017

CẤP CỨU BỆNH NHÂN BỊ DỊ VẬT 30CM ĐÂM VÀO HẬU MÔN

Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn đã phẫu thuật ca cấp cứu cho bệnh nhân bị thanh sắt nhọn dài 30cm đâm thẳng vào hậu môn.

Ông T.V.B (SN 1966) ngụ tại quận 11 đang sửa chữa nhà cho khách hàng thì bị gãy dàn giáo và bị thanh sắt nhọn đâm vào hậu môn. Sau đó, ông được các đồng nghiệp chuyển ngay vào phòng cấp cứu bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn  trong tình trạng đau dữ dội, mất máu, bị tê chân, đau phần ngực, sinh hiệu ổn định… Ngay lập tức, bệnh nhân được các bác sĩ hồi sức, siêu âm cấp cứu ngay và chẩn đoán: Bệnh nhân bị sắt nhọn đâm sâu khoảng 30cm; máu tụ và khí ở phần mềm vùng mông đáy chậu (P); không tổn thương thần kinh, mạch máu và trực tràng …. Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển vào phòng mổ và được các bác sĩ gây tê tủy sống, phẫu thuật thám sát vết thương. Trong quá trình thám sát vết thương, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị gãy xương cùng S5 có mảng rời; trật khớp cùng cụt; vết thương rộng sâu dọc theo cạnh bên phải đốt sống cùng. Sau đó, vết thương được rửa sạch nhiều lần bằng dung dịch Betadin pha loãng, khâu cầm máu và để hở, nắn lại khớp cùng cụt..

Sau phẫu thuật sức khỏe của chú B đã ổn định, dẫn lưu còn ít dịch, hậu phẫu ổn định và hiện đang nằm dưỡng bệnh và theo dõi tại bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn.

NGƯỜI BỊ BỆNH TIM CÓ NÊN XEM ĐÁ BÓNG?
31/05/2017

NGƯỜI BỊ BỆNH TIM CÓ NÊN XEM ĐÁ BÓNG?

Không ít người bệnh tim mạch là “fan” hâm mộ bóng đá, muốn hòa mình vào không khí sôi động, hào hứng của Euro 2012 nhưng lại cảm thấy lấn cấn: “Mắc bệnh tim mạch xem bóng đá có an toàn?”.

Nhiều năm qua, các tổ chức y tế từng khuyến cáo những cổ động viên có tiền sử bệnh tim mạch cần dè chừng khi xem bóng đá, đặc biệt là những trận đấu đầy kịch tính với sự góp mặt của đội bóng con cưng.

 

CHUYÊN ĐỀ TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM KỲ 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM
26/05/2017

CHUYÊN ĐỀ TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM KỲ 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM

Để phòng ngừa và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần chú ý:

  • Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời.
  • Khi cho trẻ ăn cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nguồn nước, cho trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi ăn.
  • Dạy cho trẻ kĩ năng tự vệ sinh
  • Đặc biệt, cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do rotavirus
  • Khi trẻ có các biểu hiện nghi ngờ bị tiêu chảy, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ quan y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
CHUYÊN ĐỀ TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM KỲ 3: NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC TRẺ BỊ TIÊU CHẢY CẤP
25/05/2017

CHUYÊN ĐỀ TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM KỲ 3: NHỮNG LƯU Ý

Trong điều chị tiêu chảy cấp ở trẻ em, cần chú trọng các nguyên tắc sau:

Uống nhiều nước hơn bình thường: nếu trẻ còn bú cần cho bú nhiều và lâu hơn. Cần cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước (ORS) sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói. Ngoài ORS, trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội.

Tiếp tục cho ăn:Nếu trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú thường xuyên hơn và bú lâu hơn. Ở trẻ lớn hơn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Ở những trẻ có nôn ói thì khẩu phần ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ. Sau khi hết tiêu chảy nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng cho bé.

Bổ sung kẽm:các nhân viên y tế sẽ cho bé uống bổ sung kẽm dưới dạng viên hoặc nước, uống l0-14 ngày. Kẽm góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới.

Ngoài ra,  cần đưa trẻ trở lại ngay cơ sở y tế nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau: Trẻ không ăn uống được và bỏ bú, sốt cao hơn, trẻ rất khát nước hoặc trong phân có máu.

CHUYÊN ĐỀ TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
24/05/2017

CHUYÊN ĐỀ TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM: TH

Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Ở trẻ dưới 3 tuổi thì trung bình mỗi năm sẽ mắc 1-3 đợt bệnh tiêu chảy. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ em bị tiêu chảy, trong đó có từ 1,5-2,5 triệu trường hợp tử vong. Phần lớn trẻ tử vong do tiêu chảy gặp dưới 2 tuổi và sống tại những nước đang phát triển.

LỊCH TIÊM CHỦNG CHO TRẺ
20/05/2017

LỊCH TIÊM CHỦNG CHO TRẺ

Việc tiêm phòng là việc làm cần thiết và đơn giản nhất để bảo vệ các bé khỏi những nguy cơ bệnh tật đang ngày càng gia tăng. Nếu vẫn chưa nắm rõ lịch tiêm phòng cho trẻ năm nay, các mẹ hãy nhanh chóng cập nhật nhé:

24 giờ sau sinh: mẹ cần cho bé tiêm vaccine viêm gan siêu vi B(mũi 0)

Từ 1 tháng tuổi trở xuống: Tiêm vaccine BCG(Ngừa lao)

Từ 2 đến 6 tháng tuổi: Tiêm mũi vaccine 5 trong 1(bao gồm: viêm màng não mủ do Heamophilus Influenza B, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt), vaccine Rotavirus, vaccine phế cầu, vaccine Viêm gan B (mũi 2-3-4)

Từ 6 đến 11 tháng tuổi: vaccine Cúm, vaccine Não mô cầu B-C

Từ 12 đến 15 tháng tuổi bao gồm các gói tiêm: vaccine kết hợp Sởi, Quai bị, Rubella; vaccine Viêm gan A; vaccine Viêm não Nhật Bản

Từ 2 tuổi: Vaccine Viêm não do mô cầu A+C, vaccine Thương hàn, vaccine Phế cầu.

Ngoài chương trình Tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế, phụ huynh có thể đưa bé đến tiêm chủng theo yêu cầu.

Mọi chi tiết vui lòng xin liên hệ:

Tell: 08.6260.1100 -  Hotline: 0974508479 

Chuyên đề Tăng huyết áp: Dấu hiệu nhận biết, phòng ngừa và điều trị
20/05/2017

Chuyên đề Tăng huyết áp: Dấu hiệu nhận biết, phòng ngừa và điều trị

Cần nhận biết, phòng ngừa và điều trị

Tăng huyết áp là căn bệnh nguy hiểm, cần phòng ngừa và điều trị để ngăn diễn tiến và biến chứng, thay vì cứ hồn nhiên “sống chung với lũ”.

Mọi người nên bắt đầu được kiểm tra huyết áp ở tuổi 20. Nếu huyết áp dưới 120/80 mmHg, nên kiểm tra lại ít nhất mỗi 2 năm. Nếu trị số huyết áp cao hơn, cần kiểm tra thường xuyên hơn. Huyết áp cũng cần được kiểm tra mỗi đi khám bệnh.

Nếu chưa bị tăng huyết áp, cần phòng ngừa bằng cách tiếp tục áp dụng lối sống lành mạnh, điều độ. Ở giai đoạn tiền tăng huyết áp, áp dụng lối sống phù hợp. Ở giai đoạn 1 tăng huyết áp, thay đổi theo lối sống phù hợp được áp dụng trước tiên; nếu không thành công, cần điều trị thuốc. Tăng huyết áp giai đoạn 2 cần điều trị thuốc để kiểm soát huyết áp. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc nhiều thuốc hạ áp phối hợp, chỉnh liều thích hợp để đưa huyết áp về mức yêu cầu.

Ở người tăng huyết áp nhẹ, thay đổi lối sống phù hợp có thể giúp ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc. Trong cuộc sống, cần thiết phải giảm cân nếu thừa cân; bỏ hẳn hút thuốc lá, thuốc lào cũng như tránh ngửi khói thuốc; tránh ăn mặn, giảm ăn muối (ít hơn 1,5 mg/ngày); áp dụng chế độ ăn uống ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm, chất xơ, rau quả, trái cây; hạn chế thức ăn nhiều cholesterol (nên dưới 300 mg/ngày); vận động thường xuyên, tập thể dục đều đặn, ít nhất 45 phút mỗi ngày, 3 lần trong một tuần; giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định, biết cách thư giãn, tránh trạng thái thường xuyên căng thẳng, xúc động, lo âu…

Có thể xem các triệu chứng như mệt mỏi, nôn ói, khó thở, nhức đầu, ra mồ hôi nhiều, nhìn mờ… là lời cảnh báo cho việc huyết áp gia tăng hoặc các vấn đề về sức khỏe. Cần kiểm tra huyết áp hoặc khám bác sĩ khi gặp các triệu chứng kể trên.

dathongbao