Bác sĩ thường trực 0901 696 115
Hotline CSKH 0974 508 479
Giới thiệu về chúng tôi

PHẦN 2: ĐAU BỤNG NÀO PHẢI MỔ - ĐAU BỤNG DƯỚI RỐN

Thứ ba, 17/01/2023, 10:17 GMT+7

Đau bụng vùng dưới rốn:

1. Đau do viêm ruột thừa giai đoạn trễ của bệnh.

2. Đau do sỏi niệu quản.

3. Đau do bệnh phụ nữ mà thường thấy là nang trứng vỡ (gọi là hội cứng xuất huyết giữa 2 kì kinh) và thầy thuốc thường mổ nhầm là viêm ruột thừa, trễ kinh do thai ngoài tử cung mà người bệnh không biết thường để vỡ mới đi cấp cứu hoặc 1 số bệnh khác như viêm mủ áp xe phần phụ, bướu buồng trứng xoắn…

4. Các loại thoát vị bên trong bụng (thoát vị nội) đôi khi rất khó chẩn đoán như thoát vị lổ bịt…

Trở lại vấn đề, các loại bệnh nào dễ nhầm với ruột thừa cần phân biệt để tránh phải mổ oan. Nhưng cũng có những loại bệnh có triệu chứng rất giống như viêm ruột thừa nên để theo dõi không mổ rốt cuộc lại để muộn vì một ruột thừa đã vỡ.

1

Với kinh nghiệm bản thân, tôi xin gợi ý những kinh nghiệm sau đây về những đau bụng thuộc lãnh vực ngoại khoa:

a) Bệnh bị mổ nhầm  ruột thừa hay gặp thời chưa có siêu âm hay siêu âm chưa rõ đó là sỏi niệu quản (P). Nếu là ruột thừa thì làm gì cũng có triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa trong khi sỏi niệu quản gần như lúc nào cũng có triệu chứng tiểu tiện. Bệnh này dù có mổ cắt ruột thừa sau này vẫn đau bụng lại và xét nghiệm chuyên khoa mới biết là sỏi niệu quản.

b) Trong khi ở phụ nữ đôi khi ruột thừa bị mổ oan thường trong trường hợp nang trứng vỡ, y khoa gọi là hội chứng xuất huyết giữa 2 kỳ kinh, có ít máu trong bụng do nang trứng rụng siêu âm nhầm là dịch vùng hố chậu, ác nổi là hay xảy ra ở buồng trứng bên (P) và triệu chứng đau bụng chẳng khác gì viêm ruột thừa. Ở đây nếu là một thầy thuốc có kinh nghiệm, ở phụ nữ nên lưu ý đau bụng này có liên quan đến giữa chu kỳ kinh hay không, viêm ruột thừa thì lúc nào cũng có sốt trong khi đó nang trứng vỡ thì không sốt và một chứng cứ y học quan trọng khác cần lưu ý là công thức bạch cầu trong viêm ruột thừa lúc nào cũng tăng  trong khi đó đau bụng do hội chứng xuất huyết giữa hai kỳ kinh thì không tăng.

c) Một số bệnh khác ít gặp nhưng chỉ khi mổ ra mới biết được đó là thủng bịt dạ dày, dịch thủng chảy xuống đọng vùng hố chậu nên nhầm với viêm phúc mạc ruột thừa, bệnh khác hay nhầm nữa nhất là ở trẻ em đó là viêm túi thừa Meckel, bệnh lý nằm ở ruột non cách ruột thừa chừng vài chục phân và cũng phải mổ. Một bệnh nữa ít gặp hơn đó là tắc ruột do bướu đại tràng bên (T), làm ứ đọng nước phân khiến dãn lớn đại tràng bên (P) trong đó có ruột thừa bị phình to, nếu không kinh nghiệm chỉ cắt ruột thừa đơn thuần thì lại bỏ sót bệnh ung thư ruột quan trọng hơn.

d) Ở những bệnh nhân trước đây có vết mổ vùng bụng thì khi đau bụng nên phải vào bệnh viện sớm để loại trừ tắc ruột, nếu để muộn thúi ruột có thể xảy ra gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên cũng có những loại đau bụng, nhất là ở những người già, gầy còm, có dấu hiệu tắc ruột thì coi chừng ruột bị nghẹt do thoát vị lổ bịt, cơ chế gây ra là do cơ thể gầy còm, teo các tổ chức mô mềm ở các lổ tự nhiên của xương vùng chậu khiến ruột đến bám vào không tự tháo ra được.

e) Còn bao nhiêu đau bụng khác cần phải mổ, dễ thấy một chút như thoát vị bẹn hay thoát vị rốn bị nghẹt. Ngoài ra còn những loại bệnh khác khó chẩn đoán hơn như thoát vị hoành, các tạng trong bụng chui lên xoang màng phổi triệu chứng hô hấp lại nổi bật nhất là ở trẻ em.

- Để kết thúc bài viết tôi xin kể một câu chuyện vui về thoát vị hoành: một người phụ nữ trẻ dẫn người chồng đến bệnh viện nhờ BS mổ thoát vị hoành cho chồng. Bác sĩ hỏi sao cô biết, cô vợ trẻ trả lời rằng đêm đêm em nằm gối lên ngực chồng, em nghe thấy tiếng ruột ở trong ngực của anh ấy.

PGS-TS-BS LÊ QUANG QUỐC ÁNH

**

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Đặt lịch nhanh chóng và theo dõi lịch hẹn thuận tiện hơn qua ứng dụng YouMed.

 


thucnguyen.d12
TAG:
dathongbao