Permanent Doctor 0901 696 115
Emergency Hotline 0974 508 479
Giới thiệu về chúng tôi
banner

SÂU RĂNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

, 17/12/2022, 13:51 GMT+7

TỔNG QUAN

Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn. Sự kết hợp của các yếu tố bao gồm vi khuẩn trong miệng, mảng bám tích tụ trong quá trình ăn uống, đặc biệt khi sử dụng thực phẩm có nhiều đường và vệ sinh răng miệng kém sẽ dẫn đến sâu răng.

Biểu hiện sớm nhất của sâu răng là những đốm nâu đục- sẫm màu không thể làm sạch bằng bàn chải hoặc cạo vôi siêu âm. Chúng ta thường dễ nhận diện hơn khi sâu răng đã tiến triển, vỡ ra thành những lỗ hổng với nhiều kích thước khác nhau, gây nhồi nhét thức ăn, đau nhức và hôi miệng. Thời điểm này, nếu bạn không đến khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt, sâu răng sẽ tiến triển nhanh và gây hậu quả nghiêm trọng hơn, gây tốn kém không nhỏ về cả thời gian lẫn tiền bạc.

Phòng ngừa và nhận diện sâu răng là vấn đề khá đơn giản, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được. Do đó, việc khám răng định kỳ đóng vai trò rất quan trọng.

TRIỆU CHỨNG BỆNH SÂU RĂNG

Các dấu hiệu và triệu chứng của sâu răng rất khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và vị trí của chúng. Khi sâu răng mới bắt đầu, bệnh nhân có thể không có bất kỳ triệu chứng nào cả. Khi sâu răng tiến triển, nó có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như:

Xuất hiện những đốm nâu đục- sẫm màu không thể làm sạch bằng bàn chải hoặc cạo vôi siêu âm

Răng đổi màu nâu, đen.

Người bệnh có thể nhìn thấy lỗ hổng trên răng.

Đau răng: Đau nhẹ hoặc đau khi ăn hoặc uống thức ăn ngọt, nóng hoặc lạnh.

Đau khi cắn hoặc đau tự phát về đêm ( giai đoạn viêm tủy- giai đoạn nặng của sâu răng).

SÂU RĂNG TIẾN TRIỂN VÀ HẬU QUẢ:

Người bệnh có thể không nhận thức được rằng sâu răng đang hình thành. Đó là lý do tại sao việc kiểm tra và làm sạch răng thường xuyên rất quan trọng, ngay cả khi người bệnh cảm thấy răng miệng ổn. Và phụ huynh có thể nghĩ rằng sâu răng ở trẻ em không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, sâu răng có thể có các biến chứng nghiêm trọng và lâu dài, ngay cả đối với trẻ chưa có răng vĩnh viễn. Biến chứng sâu răng có thể bao gồm:

Đau răng

Sưng hoặc mủ quanh răng, áp xe răng

Hư hỏng hoặc gãy răng

Đau răng gây cản trở cuộc sống hàng ngày

Giảm cân hoặc các vấn đề dinh dưỡng do đau hoặc khó ăn hoặc nhai

Mất răng, có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cũng như sự tự tin.

Tốn kém thời gian và tiền bạc.

CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH SÂU RĂNG

Điều trị sâu răng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nha sĩ sẽ quyết định bạn nên điều trị bằng phương pháp nào tùy vào chẩn đoán sau khi thăm khám kỹ lưỡng và chụp X quang răng cẩn thân. Do đó, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị đúng mức.

Các phương pháp điều trị bao gồm:

Trám răng: Chất trám được làm bằng các vật liệu khác nhau, chẳng hạn như nhựa composite, GIC… có màu sắc phù hợp với màu răng của bạn. Được chỉ định khi lỗ sâu nhỏ còn nằm trong lớp men-ngà răng

Inlay, Onlay: tương tự như trám răng, nhưng miếng trám sẽ được đúc gián tiếp ở phòng jyx thuật labo và sau đó được bác sĩ gắn lên răng để tái tạo lại những vùng khuyết hổng lớn hơn trên thân răng.

Bọc răng sứ: Đối với sâu răng quá to hoặc răng mất mô quá nhiều, trở nên yếu và dễ vỡ cũng như những răng buộc phải điều trị nội nha do sâu răng tiến triển làm viêm tủy, người bệnh có thể cần bọc răng sứ để gia cố lại do tình trạng thiếu hổng quá lớn.

Nhổ răng: Một số răng bị sâu răng nghiêm trọng đến mức chúng không thể phục hồi và phải được loại bỏ. Nhổ răng có thể để lại một khoảng trống sẽ làm cho các răng khác bị dịch chuyển, xô lệch.

PHÒNG NGỪA BỆNH SÂU RĂNG

Vệ sinh răng miệng tốt và khám răng định kỳ có thể giúp phòng ngừa sâu răng, dưới đây là một số lời khuyên để giúp ngăn ngừa sâu răng:

Đánh răng bằng kem đánh răng có fluoride sau khi ăn. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và lý tưởng nhất sau mỗi bữa ăn, sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride. Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc sử dụng bàn chải kẽ răng (interdental cleaner).

Nếu nha sĩ cảm thấy có nguy cơ bị sâu răng cao, họ có thể khuyên bạn nên sử dụng nước súc miệng bằng fluoride.

Khám răng định kỳ. Làm sạch răng bằng cách cạo vôi răng định kỳ và kiểm tra răng miệng thường xuyên để ngăn ngừa và phát hiện sâu răng sớm.

Trám răng để khôi phục lại những tổn thương sâu răng sớm.

Uống một ít nước máy. Hầu hết các nguồn cung cấp nước công cộng đã bổ sung fluoride, có thể giúp giảm sâu răng đáng kể.

Giảm ăn-uống những thực phẩm có ga và thức ăn có nhiều đường.

Ăn thực phẩm tốt cho răng.

Cân nhắc điều trị bằng fluoride. Nha sĩ có thể đề nghị phương pháp điều trị bằng fluoride cho trẻ có nguy cơ cao.

**

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Đặt lịch nhanh chóng và theo dõi lịch hẹn thuận tiện hơn qua ứng dụng YouMed.

 


thucnguyen.d12
TAG:
dathongbao