Permanent Doctor 0901 696 115
Emergency Hotline 0974 508 479
Giới thiệu về chúng tôi
banner

HỘI CHỨNG HÍT PHÂN SU Ở TRẺ CÓ ĐÁNG LO NGẠI?

, 01/04/2023, 14:09 GMT+7

Hội chứng hít phân su (MAS- meconium aspiration syndrome) xảy ra khi trẻ gặp vấn đề về hô hấp do hít phân su vào phổi. Nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ hít phân su có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

  1. ĐẠI CƯƠNG:

Hội chứng hít phân su là tình trạng suy hô hấp do hít nước ối phân su trước, trong hoặc ngay khi sinh, gây tình trạng tắc nghẽn đường thở, rối loạn trao đổi khí dẫn đến suy hô hấp có thể từ nhẹ đến nặng.

  1. NGUYÊN NHÂN:
  1. Trẻ có thể hít phân su trong tử cung hoặc trong lúc sinh
  2. Nguyên nhân thúc đẩy tiêu phân su trong tử cung
  • Suy bánh nhau.
  • Mẹ cao huyết áp, tiền sản giật.
  • Thiếu ối.
  • Mẹ nghiện thuốc lá, cocain.
  • Nhiễm trùng ở mẹ, đặc biệt viêm màng ối.
  • Thiếu oxy trong bào thai.

hit_phan_su

Nước ối có lẫn phân su là một trong những nguyên nhân gây bệnh
  1. LÂM SÀNG:
  • Thường gặp trẻ già tháng.
  • Tẩm nhuận phân su (da, dây rốn, móng tay có màu úa vàng).
  • Biểu hiện suy hô hấp: tím, thở rên, phập phồng cánh mũi, co kéo lồng ngực, thở nhanh.
  • Lồng ngực căng phồng do ứ khí.
  • Nghe phổi có ran.
  1. CHẨN ĐOÁN:
  • Bệnh sử ghi nhận nước ối có thể có phân su, cơ thể tẩm nhuộm phân su.
  • Suy hô hấp xuất hiện ngay sau sinh hoặc thời gian ngắn sau đó.
  • Hiện diện phân su trong ống nội khí quản, khi đặt nội khí quản.
  1. ĐIỀU TRỊ:
    1. Nguyên tắc:
  • Ổn định hô hấp.
  • Điều trị cao áp phổi.
  • Điều trị hỗ trợ.
    1. Điều trị cụ thể:
  1. Xử trí tại phòng sinh và theo dõi:
  • Nếu dịch ối có phân su và trẻ khỏe (trẻ khỏe khi: đủ tháng, trương lực cơ tốt, có thở hay khóc), điểm apgar > 9, có thể nằm với mẹ và theo dõi.
  • Nếu dịch ối có phân su và trẻ không khỏe (trương lực cơ giảm hoặc suy hô hấp):

Đặt trẻ trên giường sưởi, thực hiện các bước ban đầu của hồi sức phòng sinh (giữ ấm, lau khô, tư thế trung gian, hút miệng mũi nếu cần, kích thích thở.

hit_phan_su_01Hít phải phân su khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về hô hấp

Nếu trẻ không thở hoặc nhịp tim < 100 lần/phút, thực hiện thông khí áp lực dương (bóp bóng hoặc dụng cụ hồi sức ống T), những trẻ này nên được liên tục theo dõi tại khoa sơ sinh hoặc hối sức sơ sinh ít nhất giờ.

Đặt nội khí quản giúp thở nếu ngưng thở kéo dài, thông khí áp lực dương không hiệu quả, không khuyến cáo hút phân su thường xuyên.

  1. Hỗ trợ hô hấp:
  • Cung cấp oxy
  1. Điều trị cao áp phổi:
  • Sử dụng an thần (morphine hoặc fentanyl truyền tĩnh mạch).
  • Hỗ trợ tuần hoàn: bồi hoàn cơ thể, dùng vận mạch, duy trì huyết áp hệ thống cao hơn áp lực động mạch phổi.
  1. Điều trị hỗ trợ:
  • Giữ ấm.
  • Chăm sóc nhẹ nhàng, tránh kích thích trẻ. Nên đặt catheter tĩnh mạch và động mạch rốn để truyền dịch, thuốc vận mạch và theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn.
  • Sử dụng kháng sinh khi nghi ngờ hoặc xác định nhiễm trùng.
  • Dinh dưỡng đường tĩnh mạch trong giai đoạn nặng, cung cấp đủ dạm, đường, lipid, điện giải, vitamin, tránh hạ đường huyết. Nên hạn chế dịch và natri để tránh phù ngoại biên và phù phổi.
  • Điều chỉnh những rối loạn điện giải, kiềm toan, đường huyết.
  • Chọc dò khí màng phổi dẫn lưu nếu có tràn khí màng phổi.
  1. BIẾN CHỨNG VÀ TIÊN LƯỢNG:
  • Tràn khí màng phổi.
  • Bệnh phổi mạn.
  • Có thể có di chứng thần kinh.
  1. PHÒNG NGỪA:
  • Phòng ngừa tình trạng thiếu oxy trong bào thai, theo dõi nhịp tim thai ở các thai phụ có nguy cơ.
  • Phòng ngừa tình trạng thai già tháng.
  • Theo dõi trẻ sinh ra với mẹ nước ối có phân su ít nhất 4 – 6 giờ sau sinh.

BS. NGUYỄN THANH KHIẾT

 

 

 

 

 


thucnguyen.d12
TAG:
dathongbao